7- Đại Lễ Chúa Phục Sinh

 

"Ta là Sự Sống Lại"

 

Nhận Thức Đại Lễ Phục Sinh

 

Theo Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa, như Nội Dung (trang 4) của cuốn sách này phác họa, th́ Phụng Niên có thể được chia làm 3 phần tiêu biểu cho 3 Mùa Phụng Vụ chính: "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban"' và "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh".

 

Chủ đề của chung Mùa Phụng Vụ thứ nhất, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" bao gồm Mùa Vọng, Đại Lễ Giáng Sinh, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh. "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" là ai và ra sao, đă được Mùa Phụng Vụ thứ nhất của Phụng Niên tưởng niệm, như được tóm gọn ở trang 44 và được tŕnh bày ở phần nhất của cuốn sách này.

 

Tuy nhiên, vào Chúa Nhật 9 Thường Niên là Chúa Nhật được coi là Chúa Nhật cuối cùng kết thúc riêng Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh cũng như chung Mùa Phụng Vụ thứ nhất, thời gian Giáo Hội tưởng niệm và cử hành mầu nhiệm "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", con cái Giáo Hội đă thấy, qua Phụng Vụ Lời Chúa, đề cập đến (ở trang 142) việc làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh.

 

Tuy nhiên, để có thể thực sự và hoàn toàn "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn.5:24), nói cách khác, để chung con người và riêng Kitô hữu "được sống và sống viên trọn" (Jn.10:10), "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Phúc Âm lễ Ban Ngày Giáng Sinh) đă phải như một "mục tử nhân lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên" (Jn.10:11). Như thế, theo nội dung của chung Mùa Phụng Vụ thứ hai, dưới chủ đề: "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban", Tam Nhật Thánh chính là và thật sự mới đúng là Thời Điểm Vượt Qua,  (Tam Nhật Thánh v́ thế c̣n được gọi là Tam Nhật Vượt Qua), thời điểm để Giáo Hội tái diễn trong Phụng Vụ của ḿnh biến cố "Con Người đến để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người".

 

Thế nhưng, việc "hiến mạng sống ḿnh" của Chúa Kitô đây là do, như Người đă tuyên bố: "Không ai lấy được mạng của Ta. Ta tự nguyện bỏ nó đi và Ta có quyền lấy nó lại" (Jn.10:18). Đúng vậy, nếu Chúa Kitô hoàn toàn bị "lấy mạng", tức Người "không thể tự cứu được ḿnh" (Phúc Âm Chúa Nhật Vượt Qua năm A), th́ Người làm sao có thể "cứu được những người khác" (cũng Phúc Âm vừa rồi). Trong khi đó, mục đích của Người "đến để cho chiên được sống và sống viên trọn" (Jn.10:10). Bởi thế, "Người đă sống lại rồi" (Phúc Âm Lễ Vọng Phục Sinh) phải xẩy ra đúng như lời Người tuyên bố và tự xưng: "Ta là Sự Sống Lại...".

 

Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

            "Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, khi trời c̣n tối, Maria Mai-Đệ-Liên đến mồ. Thấy tảng đá đă bị lăn ra chỗ khác, chị chạy về gặp Simon Phêrô và người môn đệ khác (vị được Chúa Giêsu yêu) mà nói: 'Chúa đă bị lấy khỏi mồ rồi! Chúng tôi không biết họ đă để Người ở đâu!' Nghe thấy thế, Phêrô và người môn đệ kia bắt đầu lên đường ra mồ. Họ chạy bên nhau, nhưng rồi người môn đệ kia qua mặt Phêrô và đến mồ trước. Song người môn đệ này không vào trong mồ, chỉ cúi ḿnh vào và thấy những khăn quấn nằm trên mặt đất. Cùng lúc ấy Simon Phêrô đến sau và tiến vào trong mồ... Bấy giờ người môn đệ đến mộ trước mới bước vào bên trong. Người môn đệ này đă thấy và đă tin.  (Hăy nhớ rằng, họ vẫn chưa hiểu Kinh Thánh về việc Chúa Giêsu phải sống lại từ trong kẻ chết)" (Lễ Sáng)'  "Cùng một ngày (ngày thứ nhất của Lễ Vượt Qua), có hai môn đệ của Chúa Giêsu đang đi về một làng tên là Emmau cách xa Gia-Liêm 7 dặm, nói chuyện với nhau về tất cả những ǵ đă xẩy ra. Trong lúc họ đang hào hứng trao đổi với nhau như thế th́ Chúa Giêsu tiến đến bắt đầu đi với họ. Người nói cùng họ: 'Đi đường qúi vị đang nói chuyện ǵ thế?'...  Bấy giờ Người nói với họ: '... Đức Kitô lại chẳng phải chịu tất cả những điều này để vào vinh quang của Người hay sao?' Rồi bắt đầu từ Moisen và mọi tiên tri, Người đă cắt nghĩa cho họ nghe từng đoạn Thánh Kinh chỉ về Người. Lúc ấy họ đă đến gần làng mà họ định tới, Chúa Giêsu làm như thể muốn đi xa hơn. Song họ nài nỉ Người: 'Xin hăy ở lại với chúng tôi. Đằng nào cũng gần tối rồi - một ngày kể như đă qua'. Vậy Người vào ở với họ. Khi ngồi ăn với họ, Người cầm lấy bánh, công bố lời chúc tụng, đoạn bẻ bánh ra bắt đầu phân phát cho họ. Thấy thế, mắt họ bật mở và nhận ra Người' lúc ấy Người biến đi trước mắt họ" (Lễ Chiều hay Tối)' (Ngoài ra, trong Chúa Nhật Đại Lễ Chúa Phục Sinh này c̣n có thể đọc Phúc Âm theo Chu Kỳ Phụng Vụ A-B-C, như đă liệt kê ở trang 25, nhưng 3 bài Phúc Âm này cũng hoàn toàn giống như 3 bài Phúc Âm của Lễ Vọng Phục Sinh. Do đó, các sách lễ thường không tái sử dụng' ở đây cũng không lập lại nữa, v́ cả 3 bài Phúc Âm này đă được "chiêm ngắm" ở trang 207-208 rồi) : "Phêrô nói cùng dân chúng những lời này: '... Chúng tôi là những chứng nhân cho tất cả những ǵ Người (Chúa Giêsu Nazarét) đă làm trên đất của những người Do Thái cũng như đă làm ở Gia-Liêm. Họ cuối cùng đă giết Người, khi treo Người lên cây, nhờ đó, Thiên Chúa đă làm cho Người sống lại vào ngày thứ ba, và để cho Người được thấy, không phải bởi tất cả mọi người, mà chỉ bởi một số Thiên Chúa đă chọn từ trước - bởi chúng tôi là những người đă ăn uống với Người sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết. Người đă sai phái chúng tôi rao giảng cho dân chúng và làm chứng rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn làm quan án của cả kẻ sống lẫn kẻ chết. Tất cả mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng ai tin vào Người th́ nhờ danh Người mà được ơn tha tội" - "Đây là ngày Chúa đă lập ra, chúng ta hăy mừng rỡ hân hoan về ngày đó" (theo Sách Lễ tiếng Anh th́ không có thêm mấy chữ "về ngày đó" trong câu đáp ca này)' "V́ anh em đă được sống lại làm một với Chúa Kitô, anh em hăy hướng ḷng trí ḿnh về điều liên quan đến những lănh giới cao cả hơn, nơi Chúa Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Dầu sao anh em cũng đă chết rồi! Sự sống của anh em hiện nay được ẩn dấu với Chúa Kitô trong Thiên Chúa. Khi Chúa Kitô là sự sống của chúng ta xuất hiện th́ anh em cũng sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang" (hay) "Chúa Kitô là Lễ Vượt Qua của chúng ta đă được hy hiến. Chúng ta hăy cử hành lễ này không phải bằng thứ men cũ, thứ men hư hoại và gian ác, mà bằng thứ bánh không men của ḷng thành và chân lư".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Ta là Sự Sống Lại". Đây là lời tuyên bố của Chúa Giêsu khi Người tự xưng về chính bản thân của Người. Lời Chúa Giêsu tự xưng này, tự bản chất, không phải là một lời tiên tri về cuộc phục sinh của Người, như lời Người đă nói, được Phúc Âm của Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm B thuật lại, về thân thể của Người, khi Người ám chỉ về việc đền thờ bị phá mà Người sẽ tái thiết trong ba ngày.

 

Chúa Giêsu chẳng những "là Sự Sống Lại" mà c̣n "là Sự Sống" nữa. Đây mới hoàn toàn là "tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô" ('ph.4:15), là Toàn Diện Dự Án và Chương Tŕnh Cứu Rỗi của Thiên Chúa, là Trọn Vẹn Mạc Khải của Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu "là Sự Sống Lại và là Sự Sống" là "tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô", bởi v́, Người là "sự sống đời đời ở nơi Cha đă tỏ hiện cho chúng ta" (1Jn.1:2). Chúa Giêsu "là Sự Sống Lại và là Sự Sống" là Toàn Diện Dự Án và Chương Tŕnh Cứu Rỗi của Thiên Chúa, bởi v́, "Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn làm quan án của cả kẻ sống lẫn kẻ chết. Tất cả mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng ai tin vào Người th́ nhờ danh Người mà được ơn tha tội" (bài đọc 1). Chúa Giêsu "là Sự Sống Lại và là Sự Sống" là Trọn Vẹn Mạc Khải của Thiên Chúa, bởi v́, tất cả những ǵ viết về Người trong Thánh Kinh đều đă nên trọn nơi Người: "Đức Kitô lại chẳng phải chịu tất cả những điều này để vào vinh quang của Người hay sao?' Rồi bắt đầu từ Moisen và mọi tiên tri, Người đă cắt nghĩa cho họ nghe từng đoạn Thánh Kinh chỉ về Người" (Phúc Âm Thánh Lễ chiều hay tối).

 

Chính v́ Chúa Giêsu "là Sự Sống Lại và là Sự Sống"  là "tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô", là Toàn Diện Dự Án và Chương Tŕnh Cứu Rỗi của Thiên Chúa, và là Trọn Vẹn Mạc Khải của Thiên Chúa như thế, Phụng Vụ Lời Chúa trong các Chúa Nhật Mùa Phục Sinh, kể từ Chúa Nhật Đại Lễ Chúa Phục Sinh, và kể cả Chúa Nhật Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là Chúa Nhật mở màn cho cả Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, bài đọc 1 không c̣n lấy từ nguồn mạc khải Cựu Ước nữa, mà toàn là bài đọc Tân Ước thôi.

 

Tuy nhiên, cho dù Toàn Thể Chúa Giêsu phải vừa "là Sự Sống Lại và là Sự Sống", thế nhưng, so với danh xưng Người "là Sự Sống", một danh xưng có liên quan trực tiếp và sâu xa đến bản tính Thần Linh của Người, th́ danh xưng Người "là Sự Sống Lại" có tính cách liên quan đến một tiến tŕnh cấu tạo và một biến cố lịch sử. Người "là Sự Sống Lại" liên quan đến một tiến tŕnh cấu tạo, ở chỗ, từ Sự Sống Lại mới dẫn đến chính Sự Sống. Và Người "là Sự Sống Lại" liên quan đến một biến cố lịch sử, ở chỗ, biến cố lịch sử vô cùng hệ trọng cho phần rỗi đời đời của riêng toàn thể nhân loại cũng như của chung "mọi tạo vật" (Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên năm B) này cần phải được ghi nhận và làm chứng.

 

Chính v́ thế, v́ Chúa Giêsu "là Sự Sống Lại" là một biến cố lịch sử vô cùng hệ trọng cho phần rỗi đời đời của riêng toàn thể nhân loại cũng như của chung "mọi tạo vật" cần phải được ghi nhận và làm chứng, mà trong Lễ Vọng Phục Sinh, theo tŕnh thuật Phúc Âm, Giáo Hội, qua các môn đệ của Chúa Giêsu, đă được loan báo và nhận được Tin Mừng Phục Sinh của Người, để rồi, trong Đại Lễ Chúa Phục Sinh này, Phụng Vụ Lời Chúa nói tiếp đến việc Giáo Hội nhận biết và làm chứng Tin Mừng Phục Sinh của Người.

 

Giáo Hội đă nhận biết Tin Mừng Phục Sinh của Chúa Giêsu như Phúc Âm của cả Lễ Sáng và Chiều/Tối tŕnh thuật. Theo Phúc Âm Lễ Sáng th́: "Nghe thấy thế, Phêrô và người môn đệ kia bắt đầu lên đường ra mồ. Họ chạy bên nhau, nhưng rồi người môn đệ kia qua mặt Phêrô và đến mồ trước. Song người môn đệ này không vào trong mồ, chỉ cúi ḿnh vào và thấy những khăn quấn nằm trên mặt đất. Cùng lúc ấy Simon Phêrô đến sau và tiến vào trong mồ... Bấy giờ người môn đệ đến mộ trước mới bước vào bên trong. Người môn đệ này đă thấy và đă tin". Theo Phúc Âm Lễ Chiều hay Tối th́: "Khi ngồi ăn với họ, Người cầm lấy bánh, công bố lời chúc tụng, đoạn bẻ bánh ra bắt đầu phân phát cho họ. Thấy thế, mắt họ bật mở và nhận ra Người' lúc ấy Người biến đi trước mắt họ".

 

Thật ra, cũng theo tŕnh thuật của các Phúc Âm, nhất là Phúc Âm theo Thánh Gioan trong Lễ Sáng Phục Sinh th́: "(Hăy nhớ rằng, họ vẫn chưa hiểu Kinh Thánh về việc Chúa Giêsu phải sống lại từ trong kẻ chết)". Do đó, trừ phi được Chúa Giêsu trực tiếp hiện ra cắt nghĩa Thánh Kinh và tỏ ḿnh ra cho, như trường hợp của hai môn đệ trong Phúc Âm Lễ Chiều hay Tối Phục Sinh, các môn đệ tự ḿnh sẽ không thể nào tin được, cho dù có thấy được tận mắt các dấu chứng phục sinh của Người, như trường hợp của vị tông đồ cả Phêrô trong Phúc Âm Lễ Sáng Phục Sinh.

 

Tuy nhiên, nếu Thánh Phêrô, biểu hiệu cho Đức Tin của Giáo Hội, dù có được các phụ nữ từ mồ về loan báo và có tận mắt thấy các dấu hiệu Phục Sinh của Chúa Giêsu, "vẫn chưa hiểu Kinh Thánh về việc Chúa Giêsu phải sống lại từ trong kẻ chết", tức chưa hoàn toàn chấp nhận và tin tưởng, th́ Thánh Gioan, "vị được Chúa Giêsu yêu",  người tông đồ duy nhất đứng "kề bên thập giá Chúa Giêsu" (Phúc Âm Thứ Sáu Tuần Thánh) và được Chúa Giêsu trao phó cho việc "chăm sóc" Mẹ của Người, Đấng "có phúc v́ đă tin" (Lk.1:45), người môn đệ biểu hiệu cho Đức Mến của Giáo Hội này cũng "đă thấy và đă tin". "Đức tin nhờ đức mến" (Gal.5:6) là như thế.

 

Căn cứ vào Phúc Âm của Lễ Sáng Phục Sinh hôm nay, so sánh giữa Đức Tin và Đức Mến, th́ cả hai nhân đức này thường đi đôi với nhau: "Họ chạy bên nhau", song Đức Mến có vẻ lanh hơn: "nhưng rồi người môn đệ kia qua mặt Phêrô và đến mồ trước", và theo vị thế của ḿnh lại c̣n tỏ ra tế nhị nữa: "Song người môn đệ này không vào trong mồ, chỉ cúi ḿnh vào và thấy những khăn quấn nằm trên mặt đất. Cùng lúc ấy Simon Phêrô đến sau và tiến vào trong mồ... Bấy giờ người môn đệ đến mộ trước mới bước vào bên trong". Như thế, Đức Mến có tính cách bén nhậy hơn Đức Tin, thấu nhập hơn Đức Tin và toàn hảo hơn Đức Tin.

Theo Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh hôm nay, qua hai tông đồ và hai môn đệ, Giáo Hội đă nhận biết Tin Mừng Phục Sinh, để có thể làm chứng Tin Mừng Phục Sinh. Bài đọc thứ nhất đă thuật lại: "Chúng tôi là những chứng nhân cho tất cả những ǵ Người (Chúa Giêsu Nazarét) đă làm trên đất của những người Do Thái cũng như đă làm ở Gia-Liêm. Họ cuối cùng đă giết Người, khi treo Người lên cây, nhờ đó, Thiên Chúa đă làm cho Người sống lại vào ngày thứ ba, và để cho Người được thấy, không phải bởi tất cả mọi người, mà chỉ bởi một số Thiên Chúa đă chọn từ trước - bởi chúng tôi là những người đă ăn uống với Người sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết. Người đă sai phái chúng tôi rao giảng cho dân chúng và làm chứng rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn làm quan án của cả kẻ sống lẫn kẻ chết".

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, ngày Con Chúa Phục Sinh chính là "Ngày Chúa đă lập ra" (đáp ca), để nhờ đó, bằng Bí Tích Rửa Tội, Cha cho chúng con "được sống lại làm một với Chúa Kitô" (bài đọc 2 trước). Xin cho chúng con biết "cử hành lễ này không phải bằng thứ men cũ, thứ men hư hoại  và gian ác, mà bằng thứ bánh không men của ḷng thành và chân lư" (bài đọc 2 sau),  và v́ "Chúa Kitô là Lễ Vượt Qua của chúng (con) đă được hy hiến" (bài đọc 2 sau), xin cũng cho chúng con luôn "hướng ḷng trí ḿnh về điều liên quan đến những lănh giới cao cả hơn, nơi Chúa Kitô ngự bên hữu (Cha)... (để) khi Chúa Kitô là sự sống của chúng (con) xuất hiện th́ (chúng con) cũng sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang" (bài đọc 2 trước).

 

Hiện Thực Đại Lễ Chúa Phục Sinh

 

Đại Lễ Chúa Phục Sinh Giáo Hội cử hành để tưởng niệm và công bố Chúa Kitô đă hoàn toàn "Vượt Qua" sự chết mà vào sự sống: "Người đă Sống Lại rồi" (Phúc Âm Lễ Vọng Phục Sinh năm A-B-C). Tuy nhiên, dù đă về trời, Chúa Giêsu vẫn "luôn ở lại với (Giáo Hội) cho đến tận thế" (Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên năm A). Do đó, qua Phụng Vụ của Giáo Hội trong Đại Lễ Chúa Phục Sinh, "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban" vẫn tỏ ḿnh ra thực sự "là Sự Sống Lại".

 

C̣n đối với mỗi Kitô hữu, thành phần "được công chính nhờ đức tin... chấp nhận Chúa Giêsu Kitô" (bài đọc 2 Chúa Nhật 9 Thường Niên năm A), th́ chung Phụng Niên và riêng mỗi Mùa Phụng Vụ chính là thời gian "ơn cứu độ gần hơn lúc mới chấp nhận đức tin" (bài đọc 2 Chúa Nhật 1 Mùa Vọng năm A), tức gần họ hơn lúc họ mới lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, người Kitô hữu cần phải tránh khỏi t́nh trạng đáng tiếc là "có một Đấng ở giữa qúi vị mà qúi vị không biết" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Vọng năm B). Ngược lại, họ c̣n cần phải làm sao để thực sự cảm nghiệm "thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa" (Phúc Âm Chúa Nhật 2 Mùa Vọng năm C), được tỏ ra nơi "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban", khi họ cùng với Giáo Hội cử hành Phụng Vụ "Chúa Kitô là Lễ Vượt Qua của chúng ta đă được hy hiến" (bài đọc 2 sau).